Vợ ông Thuận sau cơn bạo bệnh đã mất
cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và có gia đình
nên ông ở chỉ có một mình. Từ ngày vợ mất, ông đã ngoài 65 nhưng vẫn còn tráng
kiện và khoẻ mạnh.
Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn
kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ, hơi có tin lành dữ gì
là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN
cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu
già thích gặm cỏ non!
Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy chỉ
có một mình ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có một người nào. Thái độ đó
ông thừa hiểu là họ phản đối!
Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.
Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.
Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm
rửa sạch sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By
Night, Asia.. cho cô coi. Khuya, ông chỉ tay vào một căn phòng và nói:
- Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.
- Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.
Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ
là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một phòng, khi nào cần làm "chuyện ấy"
thì mới...mò sang! Hix!
Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!
Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung
để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card
(thẻ xanh thường trú nhân)... Ông nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm trang với cô:
- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.
- Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL, sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.
Ở
cái xứ sở này, đâu ai để ý ai, đâu ai biết, đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy
ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành.
Cô chỉ biết vâng dạ.
Cô chỉ biết vâng dạ.
Những đêm xa nhà, xa quê hương một
mình nơi đất khách quê người, người ta mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần
hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là tiếng nói của một ông già.
Nhiều lần cô lưỡng lự, muốn qua gõ cửa phòng vào nói chuyện với ông nhưng rồi lại
thôi.
Một năm thấm thoát trôi qua. Cô còn trẻ lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các test để vào ngành y tá.
Ngày cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt khi cô báo tin đã pass (đậu).
Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ! Cô còn đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.
Ba năm sau cô và ông ra đón cha mẹ cô
và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi. Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đình, chạy lại
ôm chầm lấy ông, mắt đã nhoè lệ và kêu lên sung sướng:
- Ông Thầy!
- Ông Thầy!
Thì ra ông Thuận nguyên là sĩ quan tiểu
đoàn trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. Còn "ông bố vợ",
bố của Hằng nguyên là một trung sĩ, thuộc cấp của ông.
Hai thầy trò ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đã sai lầm.
Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đã sai lầm.
Ngày xưa sau 1975, lúc ông phải đi tù
cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đã phải đạp xích lô nuôi gia đình bữa no bữa
đói mà vẫn chia sẻ giúp đỡ gia đình ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những
lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.
Ông bùi ngùi nói với tôi:
- Chú Hòa biết không, những ngày trong trại cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân thì 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái tình nghiã mà người lính dành cho mình. Chính cái tình nghiã ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.
Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đình chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn ... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)
Ông bùi ngùi nói với tôi:
- Chú Hòa biết không, những ngày trong trại cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân thì 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái tình nghiã mà người lính dành cho mình. Chính cái tình nghiã ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.
Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đình chú ấy kiệt quệ, đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn ... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)
Tôi hiểu câu chuyện, thì ra ông
về VN "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đã cưu mang
giúp đỡ ông và gia đình sau 1975.
Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc:
- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?
Ông mỉm cười:
- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy.
Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc:
- Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?
Ông mỉm cười:
- Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy.
Tôi nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ý tưởng,
tôi nói:
- Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?
- Tôi chỉ làm một việc rất bình thường. Sống có tình có nghiã là vui lắm rồi, cần gì òm ĩ...
- Chuyện của chú cháu đưa lên... facebook được chứ?
- Tôi chỉ làm một việc rất bình thường. Sống có tình có nghiã là vui lắm rồi, cần gì òm ĩ...
Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống
vui vẻ, Hằng đứng dậy đi về phiá tôi và nói:
- Anh Hòa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy !
- Anh Hòa, anh cứ đưa lên facebook cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy !
Tôi thấy mắt Hằng long lanh !
ĐNH
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét