Chuyện cũ kể lại rằng, một hôm đại học
giả Hứa Hành có việc phải ra ngoài, khí trời nóng bức khiến cho người ta khát
nước không chịu nổi. Vừa khéo ở bên đường có một cây lê, người đi đường thi
nhau đến hái lê để giải khát, duy chỉ có Hứa Hành chẳng mảy may động tĩnh gì.
Một người thấy thế liền hỏi: “Sao ông
không hái lê mà giải khát?”.
Hứa Hành đáp: “Lê không phải của tôi,
sao tôi có thể hái bừa?”.
Người kia cười to bảo: “Thói đời hỗn
loạn như vậy đó, ông còn quan tâm xem lê là của ai sao?”.
Hứa Hành nghiêm mặt nói: “Lê tuy vô
chủ nhưng tâm ta có chủ”.
“Tâm có chủ” là ý nói rằng một người có thể
kiên trì chủ kiến cá nhân, tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức của bản thân, gạt bỏ những
can nhiễu và cám dỗ, không bị ngoại cảnh sai khiến, cũng không bị danh lợi làm
cho khốn đốn, và có thể làm được “Nhất niệm chi phi tức át chi, nhất động chi vọng
tức cải chi” (Một suy nghĩ không tốt vừa xuất hiện liền ngăn chặn ngay, một
hành động sai trái vừa thực hiện liền sửa chữa ngay).
Trong cuộc sống thực tế, có những người
chỉ chạy theo danh lợi, tham nhũng hối lộ làm trái pháp luật, bị đồng tiền làm
cho mờ mắt mà bất chấp đạo đức và nhân phẩm, họ lý giải rằng cả xã hội đang diễn
ra như thế, việc xấu này họ không làm thì cũng có người khác làm. Nguyên nhân
căn bản là không coi trọng đạo đức, không có lý tưởng kiên định, thiếu đi cái
nhìn đúng đắn về nhân sinh và giá trị làm người. Trái lại, nếu như có thể làm
được “tâm có chủ” thì sẽ ước chế được bản thân, không hùa theo số đông hỗn loạn,
có thể giữ vững đạo đức và thành tựu được sự nghiệp của mình.
“Lê tuy vô chủ nhưng tâm ta có chủ”, đây là
một loại nguyên tắc, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới, một loại tinh thần.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét