Trong cuộc đời mỗi người, sự dạy dỗ sớm
nhất đều đến từ gia đình, từ người mẹ đối với con cái của mình.
Ở Mỹ, một nhà tâm lý vì muốn nghiên cứu
sự ảnh hưởng quan trọng của người mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người, ông đã
chọn ra 50 tình nguyện viên đến từ khắp nước Mỹ, họ đều là những người thành đạt
trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, ông cũng chọn ra 50 người khác có tiền án
phạm tội, chia ra để gửi thư cho bọn họ, yêu cầu họ kể về sự ảnh hưởng của mẹ đối
với bản thân mình.
Kết
quả có hai bức thư để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất.
Một bức đến từ một vị thạc sĩ nổi tiếng
của Nhà Trắng, bức thư còn lại đến từ một người tù bị kết án trong trại giam, bọn
họ đều kể về đều kể cùng một câu chuyện : “Lúc nhỏ mẹ chia táo cho bọn họ”.
Trong bức thư của người tù viết rằng
“Khi còn nhỏ, có một hôm mẹ của tôi mua về mấy
trái táo, xanh xanh đỏ đỏ, kích thước lớn nhỏ không đều, tôi vừa nhìn liền phát
hiện ở giữa có một trái vừa to vừa đỏ, vô cùng thích thú và muốn có được nó.
Lúc ấy, mẹ tôi đem táo đặt lên bàn, hỏi
tôi và em trai: “Các con muốn trái nào?”
Tôi vừa muốn nói rằng mình muốn trái
to và đỏ nhất, thì em trai tôi đã giành nói trước.
Mẹ tôi nghe xong, trừng mắt nhìn nó,
trách móc: “Con trai của mẹ phải là người biết nhường nhịn thứ tốt cho người
khác, chứ không phải chỉ biết nghĩ đến bản thân mình.”
Thấy vậy, tôi nhanh chóng đổi ý, nói
với mẹ: "Mẹ ơi, con lấy trái nhỏ nhất được rồi, cái lớn cho em đi ạ.”
Mẹ tôi nghe xong, vô cùng hài lòng,
hôn nhẹ lên má tôi rồi cho tôi trái táo to và đỏ nhất đó. Thế là tôi có được thứ
mà mình mong muỗn. Từ đó, tôi học được cách nói dối. Về sau, tôi lại bắt đầu biết
đánh nhau, ăn cắp, cướp giật , không tiếc bất cứ thủ đoạn nào để có được thứ
mình muốn. Cho đến khi, tôi bị bắt giam.”
Còn bức thư của vị thạc sĩ nổi tiếng
của Nhà Trắng viết
“Khi còn nhỏ, có một hôm mẹ tôi mua về mấy
trái táo, xanh xanh đỏ đỏ, kích thước lớn nhỏ không đều nhau, tôi và em trai
mình đều tranh giành trái táo lớn nhất. Mẹ cầm quả táo lên và nói với chúng
tôi:
“Trái táo vừa to vừa đỏ này là ngon nhất, ai
muốn có được nó nào?”
“Được rồi, bây giờ chúng ta hãy tổ chức một cuộc
thi nhỏ, bây giờ mẹ sẽ chia bãi cỏ trước cửa ra làm 3 phần, chúng ta 3 người mỗi
người một phần, cùng nhau dọn dẹp, ai là người dọn sạch sẽ và nhanh nhất sẽ có
quyền có được trái táo ngon nhất.”
Chúng tôi bắt đầu chia nhau ra dọn phần
cỏ của mình, kết quả, tôi là người chiến thắng dành được trái táo đó. Tôi vô
cùng biết ơn mẹ của mình, bà ấy cho tôi hiểu được một đạo lí vô cùng đơn giản
nhưng cũng không kém phần quan trọng: “Muốn có được thứ tốt nhất, cần phải
nỗ lực để dành lấy chiến thắng.” Bà ấy cứ như vậy mà dạy dỗ và rèn luyện
chúng tôi. Trong nhà của tôi, muốn có được những thứ tôt nhất đều phải cạnh
tranh để thắng được, điều này thật sự rất công bằng, bạn muốn cái gì, số lượng
nhiều ít, đều cần bỏ ra nỗ lực và trả giá tương xứng.”
Ý kiến học giả:
Bàn tay đưa nôi chính là bàn tay thống
trị cả thế giới. Mẹ chính là người thầy đầu tiên của con mình. Bạn có thể
dạy cho nó câu nói dối đầu tiên, cũng có thể dạy cho nó trở thành người thành
thật, luôn phấn đấu để dành lấy thứ nhất.
Nếu như bạn là một người con, hãy đem
câu chuyện trên kể cho mẹ mình, còn nếu bạn là một người mẹ…
Thế nào mới gọi là giáo dục…Người mẹ
của bức thư thứ 2 mới thật sự biết cách giáo dục. Cùng là một câu chuyện,
người mẹ thứ nhất giáo dục ra một người con nói dối, gian lận. Còn người mẹ thứ
2 giáo dục ra một người con biết bỏ ra cố gắng mới có được thành quả mong muốn.
Dạy dỗ con nhỏ không phải chỉ cần
dùng ngôn ngữ để hướng dẫn, mà cần phải tự mình làm gương, để con nhỏ có đầy đủ
hiểu biết thực tế mới thực sự là giáo dục đúng đắn
Ví dụ, dạy cho con nhỏ phải biết quan
tâm người khác, không thể chi dùng miệng nói, mà phải con nhỏ cùng làm, để
cho con nhỏ có cảm nhận riêng của bản thân về sự quan tâm thì mới gọi là phương
pháp dạy dỗ đúng đắn.
Nếu như chỉ biết nói miệng mà không
thực hành…một số đứa trẻ thông minh sẽ biểu hiện khi có mặt của người lớn, còn
khi mà người lớn không có mặt thì sẽ tại phạm...Như phải trái lại sẽ làm cho trẻ
nhỏ thông minh sai cách.Trong cuộc đời mỗi người, sự dạy dỗ sớm nhất đều đến từ
gia đình, từ người mẹ đối với con cái của mình.
Ở Mỹ, một nhà tâm lý vì muốn nghiên cứu
sự ảnh hưởng quan trọng của người mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người, ông đã
chọn ra 50 tình nguyện viên đến từ khắp nước Mỹ, họ đều là những người thành đạt
trong lĩnh vực của mình. Đồng thời, ông cũng chọn ra 50 người khác có tiền án
phạm tội, chia ra để gửi thư cho bọn họ, yêu cầu họ kể về sự ảnh hưởng của mẹ đối
với bản thân mình.
Kết
quả có hai bức thư để lại cho ông ấn tượng sâu đậm nhất.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét