Đã nhiều năm trước, trong làng tôi có một gia đình nghèo khó. Nhà họ có hai vợ
chồng và một cậu con trai đang học cấp hai. Một ngày, người cha của cậu bé đột
nhiên toàn thân phát run, cơ bắp bị teo lại. Mẹ cậu bé lập tức vội vàng đưa cha
cậu đến bệnh viện cấp cứu.
Các bác sĩ sau khi xét nghiệm, khám bệnh liền nói: “Chồng cô cần phải được phẫu
thuật ngay lập tức nếu không sẽ khó giữ được tính mạng.”
Bởi vì nhà nghèo, cái ăn cái mặc hàng ngày còn phải lo lắng lấy đâu ra tiền dư dả. Thế là người vợ bắt đầu đi vay khắp nơi anh em họ hàng, nhưng số tiền mà cô gom góp được cũng không đủ để chữa trị cho chồng mình. Đang trong lúc khốn cùng thì cậu con trai của họ cũng xuất hiện những biểu hiện giống hệt người cha.
Người vợ lại vội vàng đưa con trai đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi khám xong bác sĩ kết luận rằng cậu bé bị bệnh như vậy là do di truyền vì thế cũng cần phải phẫu thuật ngay mới có thể giữ được tính mạng.
Người vợ nghe xong kết luận của bác sĩ, vẻ mặt thất thần vừa lo lắng vừa thương tâm: “Số tiền vay mượn khắp nơi còn chưa đủ cứu chữa cho một người, bây giờ lại thêm một người nữa, phải xử lý làm sao bây giờ?”
Chỉ trong mấy ngày, người vợ phải rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Cô vừa không muốn mất chồng lại càng không muốn mất con trai. Trong đầu cô luôn hiện lên câu hỏi: “Phải cứu ai trước đây?”
Cuối cùng, vì không còn cách nào khác, người mẹ đành phải nói chuyện với cả chồng và con: “Nhà mình thực sự hết tiền rồi, số tiền vay mượn được chỉ đủ cứu một người. Anh và con hãy suy nghĩ xem, bây giờ nên phẫu thuật cho ai trước?”
Không ngờ, người mẹ vừa dứt lời thì cha cậu bé đã lên tiếng: “Hãy cứu anh trước, em phải phẫu thuật cho anh trước. Anh muốn được cứu!”
Bởi vì nhà nghèo, cái ăn cái mặc hàng ngày còn phải lo lắng lấy đâu ra tiền dư dả. Thế là người vợ bắt đầu đi vay khắp nơi anh em họ hàng, nhưng số tiền mà cô gom góp được cũng không đủ để chữa trị cho chồng mình. Đang trong lúc khốn cùng thì cậu con trai của họ cũng xuất hiện những biểu hiện giống hệt người cha.
Người vợ lại vội vàng đưa con trai đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi khám xong bác sĩ kết luận rằng cậu bé bị bệnh như vậy là do di truyền vì thế cũng cần phải phẫu thuật ngay mới có thể giữ được tính mạng.
Người vợ nghe xong kết luận của bác sĩ, vẻ mặt thất thần vừa lo lắng vừa thương tâm: “Số tiền vay mượn khắp nơi còn chưa đủ cứu chữa cho một người, bây giờ lại thêm một người nữa, phải xử lý làm sao bây giờ?”
Chỉ trong mấy ngày, người vợ phải rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Cô vừa không muốn mất chồng lại càng không muốn mất con trai. Trong đầu cô luôn hiện lên câu hỏi: “Phải cứu ai trước đây?”
Cuối cùng, vì không còn cách nào khác, người mẹ đành phải nói chuyện với cả chồng và con: “Nhà mình thực sự hết tiền rồi, số tiền vay mượn được chỉ đủ cứu một người. Anh và con hãy suy nghĩ xem, bây giờ nên phẫu thuật cho ai trước?”
Không ngờ, người mẹ vừa dứt lời thì cha cậu bé đã lên tiếng: “Hãy cứu anh trước, em phải phẫu thuật cho anh trước. Anh muốn được cứu!”
Người mẹ lặng yên một lúc rồi nói: “Em nghĩ rằng, sức khỏe của ai tốt hơn thì cứu người đó trước đi, bởi vì sức khỏe tốt hơn mới chịu được ca phẫu thuật và khả năng thành công cũng sẽ cao hơn. Anh và con xem thế nào?” Hai cha con cậu bé đều đồng ý với ý kiến này.
Thực ra, lúc trước, cậu bé đã từng có suy nghĩ muốn buông xuôi tính mạng của mình để cứu cha. Nhưng sau khi nghe được những lời nói của cha, cậu thầm nghĩ: “Không ngờ cha lại ích kỷ như vậy, cha muốn mẹ cứu cha mà bỏ mặc mình. Đã như vậy, mình sẽ không từ bỏ tính mạng của mình vì cha nữa.”
Từ sau hôm ấy, cậu bé như có động lực để cố gắng sống hơn. Cậu chăm chỉ uống thuốc cho dù nó rất đắng. Bởi vì bản năng trong cậu muốn có được sức khỏe hơn lúc nào hết…
Một tuần sau, sức khỏe của người cha giảm sút đi nhiều trong khi sức khỏe của cậu con trai lại có cải thiện rõ rệt. Thế là, cả người mẹ và các bác sĩ đều quyết định phẫu thuật cho cậu con trai.
Cuộc phẫu thuật thành công, sức khỏe của cậu bé càng ngày càng được hồi phục. Nhưng sức khỏe của cha cậu thì ngược lại, thân thể của người cha giờ đây đã tiều tụy rất nhiều, gần như chỉ còn da bọc xương. Ngày cậu bé xuất viện, cha cậu cũng xuất viện, chỉ khác là cậu thì tự đi về còn cha cậu thì phải có người khiêng về nhà.
Sau khi trở về nhà một ngày, người cha đã trút hơi thở cuối cùng. Trong khi mẹ của cậu ngất lên ngất xuống vì thương tiếc thì cậu bé dường như vẫn chưa quên hết được “sự ích kỷ” trong câu nói của cha ngày nào vẫn lưu trong lòng cậu. Cậu tuy rằng không phải quá thờ ơ nhưng trong lòng cậu vẫn luôn ấm ức không nguôi…
Người mẹ thấy vậy liền nói với cậu: “Cha con qua đời, sao con có thể dửng dưng như vậy được?”
Cậu bé nói: “Lúc trước cha còn tranh giành sự sống với con, con còn nhớ rất rõ lời cha nói mẹ ạ! Nếu như, hôm đó không phải con được phẫu thuật thì người ra đi ngày hôm nay chẳng phải là con sao? Con cảm thấy cha thật ích kỷ.”
Cậu bé nghe xong như chết lặng, rồi cậu bật khóc, nước mắt ướt nhòa cả khuôn mặt. Cậu khóc nức nở, khóc vì thương cha và cũng là khóc cho sự hiểu nhầm về cha của mình…
Cha mẹ là như vậy đấy. Đôi lúc, họ sẽ không nói ra nhưng họ quan tâm cặn kẽ đến từng miếng ăn, giấc ngủ của con cái . Họ chăm sóc chúng ta vô điều kiện, thậm chí, nếu được đổi mạng sống thì họ vẫn sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình giống như câu chuyện của cậu bé này. Mặc cho sự căm ghét từ con cái, miễn sao con mình khỏe mạnh thì họ đã an lòng.
Do đó, là phận làm con, chúng ta nên tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ bằng những hành động thiết thực. Khi họ còn sống hãy cho họ những thứ tuyệt vời nhất mà chúng ta có thể làm. Đừng chần chừ, đừng chờ đợi đến khi đạt được cái này, đạt được cái kia thì bạn mới thực hiện. Đơn giản, bạn chỉ cần làm những điều nhỏ nhặt như quan tâm khi bệnh, chia sẻ khi buồn hoặc quây quần ở nhà cùng nhau... Nếu xa nhà, bạn hãy thường xuyên gọi điện hỏi thăm hay về nhà ngay khi rảnh...
Thời gian trôi qua nhanh lắm,
nếu có thể, bạn nên làm điều đó từ hôm nay để bản thân không phải hối tiếc lúc
muộn màng.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét