Một câu chuyện đáng suy ngẫm giữa 3
người phụ nữ ở ven đường đã khiến cộng đồng mạng xôn xao và chia sẻ hàng loạt.
Hãy cùng đọc, lắng lòng lại và tự hỏi xem bạn là ai trong 3 con người này.
Trong suốt bao nhiêu thế kỷ trôi qua,
người ta vẫn không thôi tranh cãi rằng, có phải những người giàu có đều là
những người hạnh phúc. Đồng tiền vốn không có cảm xúc, đồng tiền tranh giành,
hơn thua lại có thể gây đau buồn cho người này, làm day dứt hay mang báo ứng
cho người kia. Nhưng đồng tiền cho đi lại có thể mang đến niềm vui, niềm tin
cho cả người cho và người nhận, và câu chuyện được một bạn có tên Nguyễn Hồng
Liên chia sẻ sau đây chính là minh chứng cho quan điểm trên.
H1: "Chiếc lò than
hỏng của bà mập vứt ở vệ đường, nếu như cô lao công đi qua cũng phải dọn giúp
bà mập rồi" - chú thích của tác giả.
|
H3: "Hai tay thong
dong vòng phía sau của bà mập khi cầm được tờ 50.000 đồng, ngó nghiêng cái lò
than rồi lại vào trước cửa hàng ngồi" - chú thích của tác giả.
|
Bà mập vừa vứt cái lò than méo mó ra
vỉa hè. Vì lâu ngày rồi không dùng nữa. Chị nhặt ve chai đi qua thấy có cái lò
than hỏng bên vệ đường. Chị để xe ở góc, chị cắm cúi đổ cái tro than ra để lấy
cái lò hỏng ấy.
Bà mập đang ngồi trên chiếc xe máy
dựng ở trước cổng nhà, đôi mắt bà ngó ra thấy có người đang hý hoáy với cái đồ
mà bà vừa vứt đi đó.
Bà xuống xe đi ra cạnh chị ve chai
quát lớn: "Ai cho mày lấy cái lò than của tao, tao để bên vệ đường đó có
phải của mày đâu mà mày lấy, tao sẽ giữ cái xe đạp của mày để chuộc cái lò than
của tao, không thì mày đưa tao 50.000 đồng bồi thường vì mày đụng vào đồ của
tao".
Bà mập tay vừa cầm gậy đập vào đầu
chị ve chai đang đội nón, chị ấy cởi nón, bà mập giật mạnh cái nón của chị.
Chị ve chai khóc sụt sịt: "Bà
ơi, con thấy bên vệ đường thường là đồ bỏ đi, cái lò hỏng méo mó chắc ai nhìn
cũng biết là đồ thải vứt đi. Nếu bà còn dùng thì bà để ở cạnh nhà, sao bà lại
vứt ở góc vệ đường. Con cả ngày đi chưa kiếm được 30.000 đồng, giờ cứ xem đó là
đồ bà giữ, con cũng không lấy. Bà bắt con nộp 50.000 đồng. Con biết sao giờ
đây?".
Chị ấy khóc nghẹn và bà mập cứ quát
la lên.
Chị mặc áo trắng đi đường thấy vậy,
rút tờ 50.000 đồng trong ví ra đưa cho bà mập.
Chị ve chai cảm ơn chị áo trắng rối
rít. Và lên xe đạp đi nhanh trong xế hoàng hôn.
...
"Câu chuyện kể xế chiều.
Trên đường ra bắt xe buýt về. Chứng
kiến chân dung của ba người phụ nữ khiến mình phải suy ngẫm...
Đó là câu chuyện về cái lò than ong
của bà mập.
Những hình ảnh này mình chứng kiến và
chụp vội. Ngay tại Phố Cát Linh, gần Văn Miếu, Hà Nội.
Xế chiều 17g35p. 7/7/2015. Vẫn biết
có những chuyện đừng đưa lên mạng làm gì. Nhưng câu chuyện và những dòng mình
chia sẻ này mong nhận được sự chia sẻ và suy ngẫm của nhiều người. Ngay hiện
tại, trong cuộc sống vốn phức tạp này ạ.
Tái bút: Cuộc sống này có người vô
tâm, có người từ bi, có người khắc khổ bần cùng... đa dạng sắc màu. Hãy cho đi,
cuộc đời sẽ đẹp hơn. Hãy mở rộng tấm lòng với người nghèo khổ. Bà mập ơi, tối
nay về chị ve chai sẽ trằn trọc cả đêm nghĩ suy về chân dung của bà, hành động
của bà. Và chị ve chai sẽ mong gặp lại chị áo trắng lần nữa để nói lời cảm ơn.
Và mình luôn nghĩ, quy luật nhân quả
luôn hiện rõ ràng. Ai sống thế nào có ông trời biết.
...
Một bạn có nickname Luu Thai Ha Luu
xót xa: “Ở đời có người tốt, kẻ xấu. Chị ve chai đã khốn cùng vất vả, bà mập
kia cũng không phải người nghèo. Nhưng như mình biết người thành phố đa phần ai
biết nhà nấy không quan tâm để ý đến người khác, họ sống vô tâm quen rồi. Còn
chị áo trắng là người có tấm lòng rộng lượng, biết thương người. Người như vậy
ở thành phố ít lắm”.
"Bà mập" trong câu chuyện
trên có được 50 nghìn. "Chị áo trắng" mất 50 nghìn nhưng có được cái
cảm giác hạnh phúc vô giá khi giúp đỡ người khác. Chị ve chai không có đồng
nào, nhưng chị đã trải qua một chút rắc rối và cũng có thêm niềm tin rằng tình
người vẫn còn tồn tại.
Đồng tiền dù lớn hay nhỏ, khi đã cầm
trên tay, bạn hãy nhớ đến một chút tình người để biết cách dùng cho đúng đắn,
cho tâm hồn mình và người khác yên vui.
Nguồn: Internet
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét