Cái chết:
giải thích bởi một em bé bị ung thư ở giai đoạn cuối
Là chuyên gia về bệnh ung thư với 29
năm kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi có thể khẳng định là tôi đã lớn lên và đã thay
đổi qua các thảm trạng mà các bệnh nhân của tôi đã trải qua. Chúng tôi thật sự
không ở tầm mức của mình nếu không chạm trán với nghịch cảnh và chúng tôi cũng
không biết là mình có thể đi xa như vậy.
Dr. Rogério Brandão
Dr. Rogério Brandão
Tôi không thể nén xúc động khi
nhớ lại những ngày làm việc ở Bệnh viện Ung thư Pernambuco (HCP) ở Ba Tây, nơi
tôi mới vào nghề… Tôi bắt đầu làm việc ở khoa nhi và tôi thật sự đam mê khoa
ung thư nhi. Tôi cùng sống với thảm kịch của các bệnh nhân nhỏ của tôi, các nạn
nhân vô tội của căn bệnh ung thư. Khi đứa con đầu tiên của tôi được sinh ra,
tôi bắt đầu run khi thấy cơn đau của các em bé.
Cho đến một ngày có một thiên thần
bay đến gần tôi! Thiên thần của tôi là một em bé gái 11 tuổi, đau đớn qua những
năm thàng dài chữa trị đủ các phương pháp, xạ trị, hóa trị, thuốc chích, thuốc
uống đủ loại. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy thiên thần của tôi nao núng. Tôi hay
thấy em khóc, tôi thấy nỗi sợ trên mắt em; nhưng cũng bình thường thôi, em là
người mà!
Một ngày nọ, tôi đến bệnh viện rất
sớm, tôi thấy thiên thần của tôi ngồi một mình trong phòng. Tôi hỏi mẹ em đâu.
cho đến hôm nay, tôi không thể nào kể lại câu trả lời của em mà không cảm thấy
xúc động sâu xa trong lòng.
- Bác sĩ biết không, em nói với tôi, đôi khi mẹ con rời phòng để ra ngoài hành lang khóc, không cho con thấy … Khi con chết, mẹ con sẽ rất buồn, sẽ nhớ con. Nhưng con không sợ chết. Con không sinh ra để ở thế giới này!
- Bác sĩ biết không, em nói với tôi, đôi khi mẹ con rời phòng để ra ngoài hành lang khóc, không cho con thấy … Khi con chết, mẹ con sẽ rất buồn, sẽ nhớ con. Nhưng con không sợ chết. Con không sinh ra để ở thế giới này!
- Vậy thì cái chết, vậy thì nó là cái
gì của con, con yêu quý?
- Bác sĩ biết không, khi chúng ta
còn nhỏ, thỉnh thoảng chúng ta được ngủ trong giường bố mẹ nhưng sáng mai ngủ
dậy thì mình thấy mình ở trong giường của mình, đúng không? (Tôi vẫn làm như
vậy với hai đứa con gái của tôi, lúc đó chúng 6 tuổi và 2 tuổi.) Thì cũng y hệt
như vậy. Sẽ có một ngày con đi ngủ và Cha con sẽ đến tìm con. Con thức dậy là
đã thấy mình ở Nhà của Cha, ở đời sống thật của con!
Tôi bàng hoàng, tôi không biết mình
nên nói gì. Tôi bị xáo động trước sự trưởng thành quá sớm, một sự trưởng thành
được tôi luyện qua nỗi đau đớn, trước tầm nhìn và thiêng liêng tính của em bé
này.
-Còn mẹ con thì bà sẽ rất buồn, rất
nhớ, em nói lại.
Quá dao động, tôi kềm nước mắt lại và
hỏi em:
- Vậy nhớ là gì con?
- Nhớ là những gì còn lại của tình yêu!
Bây giờ tôi 53 tuổi, tôi
thách ai có thể có một định nghĩa hay hơn của chữ nhớ: là cái gì còn lại của
tình yêu!
Thiên thần nhỏ của tôi đã ra đi từ nhiều năm nay. Nhưng em đã để lại cho tôi một bài học rất lớn, đã góp phần cải thiện cuộc sống của tôi, tôi cố gắng sống nhân bản hơn, quan tâm đến các bệnh nhân của tôi hơn, suy nghĩ lại các giá trị của tôi. Ban đêm xuống, khi trời trong và khi tôi nhìn thấy một ngôi sao nào đó, tôi gọi đó là “thiên thần của tôi”, thiên thần đang bừng sáng rạng rỡ trên bầu trời. Tôi hình dung em là một ngôi sao trong cuộc sống mới và trong căn nhà mới của em.
Thiên thần nhỏ của tôi đã ra đi từ nhiều năm nay. Nhưng em đã để lại cho tôi một bài học rất lớn, đã góp phần cải thiện cuộc sống của tôi, tôi cố gắng sống nhân bản hơn, quan tâm đến các bệnh nhân của tôi hơn, suy nghĩ lại các giá trị của tôi. Ban đêm xuống, khi trời trong và khi tôi nhìn thấy một ngôi sao nào đó, tôi gọi đó là “thiên thần của tôi”, thiên thần đang bừng sáng rạng rỡ trên bầu trời. Tôi hình dung em là một ngôi sao trong cuộc sống mới và trong căn nhà mới của em.
Cám ơn thiên thần nhỏ, cám ơn cuộc
sống đẹp mà em đã có, cám ơn bài học em mang lại, cám ơn em đã giúp. Cám ơn cho
nỗi nhớ vẫn còn! Tình yêu vẫn là vĩnh viễn.
Dr. Rogério Brandão - Bác sĩ chuyên gia ung thư
Élisabeth de Lavigne chuyển từ tiếng
Bồ Đào Nha
Marta An Nguyễn chuyển dịch sang tiếng Việt.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét